FIFA 23 chạy mô phỏng, dự báo ra kết quả Argentina vô địch World Cup. Ảnh: EA Sports.
Chỉ còn một tuần nữa, World Cup Qatar 2022 sẽ chính thức khai mạc. Như truyền thống những kỳ gần đây, EA Sports lại dùng trò chơi điện từ của mình để dự đoán đội vô địch. Qua tựa game FIFA, công ty từng tiên đoán chính xác đội tuyển giành chiến thắng các năm 2010, 2014 và 2018.
Nhà phát triển kỳ vọng họ có thể đoán đúng lần thứ 4 liên tiếp bằng trò chơi thể thao của mình. Năm nay, Argentina là đội tuyển được xướng tên.
Hãng game Mỹ đã sản xuất tựa game bóng đá dưới thương hiệu FIFAđược 26 năm. Công ty thực hiện các mô phỏng, nhằm dự đoán nhà vô địch World Cup từ 2006. Năm đó, trò chơi tính toán Cộng hòa Séc sẽ giành chiếc cúp vàng. Tuy nhiên, đội này bị loại từ vòng bảng.
Trò chơi dự đoán Argentina sẽ thắng Brazil trong trận chung kết, Messi ghi bàn quyết định. Ảnh: ESPN. |
Trừ sai lầm này, tỷ lệ dự đoán chính xác của EA hiện khá cao. Trong đợt mô phỏng World Cup 2022, FIFA 23dự báo Argentina sẽ gặp Brazil trong trận chung kết. Phần mềm không báo tỷ số. Tuy nhiên riêng lần này, công ty nhấn mạnh việc người ghi bàn giúp Argentina lên ngôi là Lionel Messi. Trong khi đó, vị trí thứ 3 thuộc về tuyển Pháp.
Phần mềm mô phỏng cũng đưa ra kết quả cho các danh hiệu cá nhân. Ví dụ như hạng mục Chiếc giày vàng và Quả bóng vàng sẽ thuộc về siêu sao Lionel Messi. Găng tay vàng sẽ là cuộc cạnh tranh giữa Rui Patrício (Bồ Đào Nha), Alisson (Brazil), Dominik Livakovi (Croatia) và Emiliano Martínez (Argentina). Martínez được dự báo sẽ giành danh hiệu này bởi đội tuyển của anh ta tiến sâu nhất trong mô phỏng.
EA Sports sắp phát hành chế độ World Cup cho FIFA 23. Giải pháp mô phỏng mang đến cho người chơi trình quản lý các đội tuyển tại giải đấu. Chế độ này được cập nhật miễn phí cho người đã mua game trên PS4/5, Xbox Series X/S/One và PC.
Đầu năm nay, EA Sports và FIFA đã kết thúc mối quan hệ hợp tác kéo dài gần 30 năm của hai tổ chức. Trong tuyên bố ngày 10/5, EA cho biết tên gọi EA Sports FCsẽ được sử dụng sau khiFIFA 23 ra mắt. Thông tin chi tiết về tựa game mới dự kiến được công bố vào tháng 7/2023.
EA Sports FCkhông có nhiều thay đổi, vẫn giữ hầu hết câu lạc bộ và cầu thủ do thỏa thuận bản quyền riêng, tuy nhiên các giải do FIFA tổ chức sẽ không xuất hiện. FIFA 23 vẫn được cập nhật nội dung cho World Cup 2022 và Women's World Cup 2023.
Dòng game FIFA đã tạo ra doanh thu gần 20 tỷ USD. Từ năm ngoái, mối quan hệ giữa FIFA và EA dần rạn nứt. Nhiều nguồn tin cho biết FIFA muốn nhận tiền cấp phép bản quyền gấp đôi so với mức 150 triệu USD/năm, tương đương 1 tỷ USD sau mỗi 4 năm. FIFA cũng muốn gắn thương hiệu lên các sản phẩm điện tử khác của EA kể cả game.
Sau khi "chia tay" EA, Liên đoàn Bóng đá Thế giới đã nhanh chóng chuyển các hợp đồng tới các đối tác khác.
Trong đó, những trò chơi ăn theo World Cup 202 được làm cùng Roblox bị cộng đồng game thủ lên án. Nhà phát triển đã cố gắng tích hợp NFT, Metaverse, Web 3.0 vào game. Trong khi đó, GameFi hay NFT được xem như kẻ thù của người chơi điện tử.
(Theo Zing)
" alt=""/>FIFA 23 dự báo Argentina vô địch World Cup 2022Cố NSND Hoàng Dũng tham gia chắt lọc ở lĩnh vực phim truyền hình, nhưng vẫn có nhiều vai diễn để đời. Ông trùm Phan Quân trong Người phán xửlà một trong những vai diễn như thế.
Phan Quân và 46 tập phim Người phán xửđã tạo nên cơn bão trên màn ảnh vào năm 2017. Cùng với Sống chung với mẹ chồng,Người phán xử được đánh giá là bước chuyển mình quan trọng của phim Việt trên sóng giờ vàng.
Đây cũng là tác phẩm với cách khai thác hoàn toàn khác so với dòng hình sự trước đây của phim truyền hình Việt. Một ông trùm trong thế giới ngầm đã được đưa lên thành nhân vật trung tâm với thế giới nội tâm và tính cách sinh động qua sự thể hiện của NSND Hoàng Dũng.
Phim quay vào thời điểm đặc biệt của NSND Hoàng Dũng
Người phán xửlên sóng vào năm 2017 và có thể được coi là sự trở lại của Hoàng Dũng trên màn ảnh nhỏ. Trước đó, NSND tập trung cho công việc quản lý ở Nhà hát Kịch Hà Nội, gần như từ chối mọi lời phim ảnh.
“Có những đoàn phim mời tôi tha thiết. Riêng về vấn đề kinh tế, họ còn nói tôi muốn thế nào thì thành như thế, nhưng tôi cũng từ chối vì không thu xếp được”, NSND Hoàng Dũng từng chia sẻ với Zing.
Đến Người phán xử- dự án phim trọng điểm thời điểm đó của VFC (Trung tâm Sản xuất phim Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam), đạo diễn thuyết phục Hoàng Dũng cố gắng tham gia. NSND đề nghị ê-kíp gửi kịch bản trước. Khi đọc xong kịch bản, ông đồng ý ngay mà không cần ai phải nói thêm vì sức hấp dẫn của nhân vật Phan Quân.
Diễn xuất thuyết phục của Hoàng Dũng trong phim Người phán xử. |
NSND Hoàng Dũng ghi hình Người phán xử vào thời điểm đặc biệt: chuẩn bị về hưu. Ông kể rằng giai đoạn chuyển giao có nhiều vấn đề phải giải quyết, như kiểm kê tài sản, bàn giao từng "cái kim, sợi chỉ" cho người kế nhiệm. Do vậy, trong suốt thời gian quay phim, nhiều hôm 11h đêm, từ Đồng Mô về, NSND vẫn phải qua cơ quan để ký giấy tờ rồi mới được về nhà.
Khi phim vừa quay xong cũng đúng lúc NSND Hoàng Dũng nhận quyết định nghỉ hưu sau gần 40 năm công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội, trong đó có 10 năm đảm nhiệm cương vị giám đốc.
Tại sao nhân vật phản diện lại được yêu thích?
Người phán xửlà loạt phim truyền hình tâm lý - tội phạm được chuyển thể từ kịch bản của Israel. Phim thuộc thể loại hình sự, với nhân vật trung tâm là một ông trùm thế giới ngầm, thay vì các nhân vật chính diện hoặc cảnh sát như nhiều tác phẩm cùng dòng trước đây.
Phim do ba đạo diễn thực hiện là Khải Anh, Mai Hiền và Danh Dũng, với sự tham gia của nhiều gương mặt là ngôi sao phim truyền hình như Hồng Đăng, Việt Anh. Nhưng hơn cả, phim cho thấy sự đắt giá của dàn diễn viên gạo cội với NSƯT Thanh Quý, NSND Trung Anh, và đặc biệt là màn tái xuất ấn tượng của NSND Hoàng Dũng trong vai chính.
Trước đó, Hoàng Dũng từng để lại dấu ấn với vai ông trùm trong Cuồng phong. Nhưng có lẽ phải đến Người phán xử, khi trùm xã hội đen trở thành nhân vật trung tâm với đầy đủ diễn biến tâm lý phức tạp, NSND Hoàng Dũng mới thể hiện được hết tài năng diễn xuất của mình.
Phan Quân là người đứng đầu đế chế Phan Thị, một trùm tội phạm ẩn trong vỏ bọc doanh nhân. Ông ta quyền lực, thét ra lửa, được giới giang hồ kính nể và khiếp sợ. Trong thế giới ngầm, Phan Quân được mệnh danh là “người phán xử” vì chuyên đứng ra dàn xếp, xét xử các mâu thuẫn, tranh chấp trong giới, nhằm tránh sự vào cuộc của công an.
Phan Quân có nhiều ưu điểm trong tính cách như quyết đoán, bình tĩnh, coi trọng giá trị gia đình. |
Phan Quân tàn ác và phi pháp như tất cả tội phạm xã hội đen khác. Nhưng cái hay của nhân vật là vẫn cho thấy tính cách trượng nghĩa với nguyên tắc không động đến phụ nữ và trẻ em, đồng thời tuyệt đối không được dính tới ma túy.
“Người phán xử” được xây dựng rất con người, với nhiều cung bậc cảm xúc. Trong Phan Quân có những tính toán mưu lược, có cả sự lạnh lùng lẫn tham lam. Nhưng nhân vật này cũng có nhiều ưu điểm như bình tĩnh, quyết đoán, nhìn thấu tỏ sự đời, và đặc biệt luôn đặt gia đình, tình thân lên trên tất cả. Một lời thoại trong phim được nhiều người nhớ chính là đến từ Phan Quân: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”.
Phan Quân cũng là một ông trùm rất trọng nghĩa. Đó là lý do ông ta được Lương Bổng phò tá và trung thành đến tận cuối cuộc đời. Tình nghĩa giữa Phan Quân và Lương Bổng cũng là chi tiết được nhiều khán giả yêu thích trong Người phán xử.
NSND Hoàng Dũng từng tiết lộ rằng ông mang cả tính cách của mình vào vai Phan Quân: “Tôi và nhân vật ít nhiều có những điểm tương đồng về tính cách. Ở cơ quan, tôi cũng là người quyết đoán. Mọi vấn đề tôi đều giải quyết rất nhanh và cương quyết. Tôi cũng có sự điềm tĩnh cần có. Tôi đã mang tính cách này vào trong phim. Bằng chứng là những tình huống gay cấn, tôi không hề chọn cách nói to”.
NSND Hoàng Dũng đã tạo ra một Phan Quân đầy màu sắc, với đài từ và ánh mắt không ai có được. Ông đong đếm, phân chia và định lượng cảm xúc cụ thể khiến nhân vật trở thành nhân vật hấp dẫn trên màn ảnh.
NSƯT Thanh Quý - người đóng vai bà Hồ Thu, vợ Phan Quân - nhận xét: "Hoàng Dũng là một diễn viên giỏi, rất biết cách nâng bạn diễn. Vào vai ông trùm dữ dằn, phản diện là thế, nhưng khi nhìn vợ vẫn thấy mắt bạn ấy ướt rượt. Nhìn vào đôi mắt ướt ấy, tôi có cảm xúc hơn khi diễn".
Dưới sự thể hiện của NSND Hoàng Dũng, Phan Quân đã chiếm được tình cảm của nhiều khán giả truyền hình. Biểu hiện rõ nhất cho sự yêu thích là chi tiết liên quan đến Lê Thành (Hồng Đăng).
Lê Thành xuất hiện, đứng trước sự mập mờ về xuất thân, không biết là con của Thế "Chột" hay Phan Quân. Nhưng số đông khán giả khi đó đều mong muốn Lê Thành là con của Phan Quân thay vì Thế "Chột".
NSND Hoàng Dũng từng nhấn mạnh rằng khán giả có lẽ sẽ không chịu được nếu Lê Thành là con ruột của Thế "Chột", dù thực ra cả Thế "Chột" lẫn Phan Quân đều là trùm xã hội đen.
NSND Hoàng Dũng khóc vì Phan Quân
Người phán xửphát sóng tập cuối vào ngày 31/8/2017. Tối hôm đó, NSND Hoàng Dũng và NSND Trung Anh cùng ở nhà riêng của Hoàng Dũng để theo dõi tập cuối cùng. Sau khi phim kết thúc, hai người bèn livestream trên mạng, và khán giả nhận ra NSND Hoàng Dũng đã khóc.
Rất đông khán giả yêu thích Phan Quân dù đó là một nhân vật phản diện. |
Chia sẻ với Zingsau đó, nghệ sĩ Hoàng Dũng tâm sự rằng ông cũng là người nhạy cảm. NSND bảo ông không xem bản thân ở trên phim, không xem Hoàng Dũng vào vai Phan Quân như thế nào, mà là xem chính Phan Quân.
“Tôi xem phim như một khán giả, thay vì một người làm nghệ thuật. Tôi khóc cũng không phải vì tôi tiếc nuối quá khi phim kết thúc, mà vì có sự xúc động thực sự. Tôi nghĩ nếu trải nghiệm và đặt mình vào hoàn cảnh ấy thì mới hiểu được sự đau đớn và bi thương của nhân vật”, NSND từng nói.
Hoàng Dũng đã đồng cảm với Phan Quân từ những trang giấy kịch bản cho đến khi hóa thân thành nhân vật và cuối cùng là đón nhận vai diễn như một khán giả truyền hình. Sau này, NSND Hoàng Dũng có lần chia sẻ Phan Quân trong Người phán xửlà vai diễn thành công nhất trên màn ảnh của ông.
(Theo Zing)
NSND Công Lý - Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, di nguyện cuối cùng của NSND Hoàng Dũng chính là lễ tang của ông được tổ chức một cách ấm cúng, giản dị không ồn ào, không bi lụy.
" alt=""/>Điều kỳ lạ về ‘Người phán xử’Bài toán kiểm soát chi phí hạ tầng công nghệ chống lại lạm phát
Ngành công nghệ phần mềm tuy là một ngành đặc thù nhưng vẫn không thể thoát khỏi những ràng buộc từ chuỗi cung ứng chung đang tác động đến doanh số và tỷ suất lợi nhuận. Những vấn đề dễ nhận thấy có thể kể đến như khách hàng thắt chặt chi tiêu cho mua sắm dịch vụ công nghệ, thiếu hụt linh kiện đang ngày càng đáng lưu tâm. Kiểm soát tốt chi phí đầu vào để không làm tăng giá thành dịch vụ, sản phẩm, thậm chí là đưa ra mức ưu đãi tốt hơn cho khách hàng, đang là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp công nghệ.
Trong khi đó, thực tế ở nhiều doanh nghiệp phần chi phí hạ tầng công nghệ vẫn chưa được tối ưu. Anh Dũng chủ một doanh nghiệp IT outsourcing chia sẻ: “Chi phí vận hành một máy chủ nội bộ có thể quá đắt và có một số nhược điểm nhất định, theo tôi ước tính chi phí hàng năm để sở hữu và quản lý các chương trình phần mềm có thể lên tới bốn lần giá mua ban đầu”.
Việc tự triển khai hạ tầng máy móc riêng thường đắt đỏ và các doanh nghiệp phải trả trước cho việc thiết kế, phát triển và triển khai một hệ thống ứng dụng mới trước khi đi vào hoạt động. Những thành phần chính khi triển khai hệ thống hạ tầng có thể gây tốn chi phí thường có: Data centers, Network và storage, Máy chủ vật lý, Ảo hóa, Hệ điều hành, Database, Ứng dụng, Dữ liệu.
Từ những thực tế ấy, cộng với những đặc tính nổi trội của công nghệ cloud như tự động hóa nhiều công việc khởi tạo, bảo trì, giám sát nên không cần quá nhiều nhân sự chuyên trách, làm giảm chi phí nhân sự; không phải mua thiết bị mới khi cần thêm dung lượng, chi phí thanh toán dạng dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu - “pay as you go”, ngày càng nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sang cloud nhiều hơn. Đây còn là một xu hướng toàn thế giới, khi mà những con số chi tiêu chỉ dự kiến tăng mỗi hàng năm, ước tính từ 371,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025.
“Cloud tiết kiệm chi phí, dễ dàng thay đổi quy mô và có tính bảo mật, giúp doanh nghiệp tôi triển khai các sản phẩm và dịch vụ nhanh hơn trước đây. Tôi không phải trả trước chi phí phần cứng hay license phần mềm và chỉ phải trả tiền cho đúng các dịch vụ và tài nguyên sử dụng như dữ liệu truyền tải, RAM, CPU. Trong một số trường hợp, số tiền tiết kiệm được có thể gấp mười lần” - Một khách hàng của Bizfly Cloud chia sẻ.
Với sự tối ưu này, doanh nghiệp phần mềm, hay bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu hạ tầng đều có thể hưởng lợi về chi phí.
Tối ưu chi phí nhiều hơn với pay as you go & on demand
Phổ biến trên thế giới hiện nay là cách tính Pay as you go (PAYG) cho các dịch vụ cloud, là hình thức thanh toán dùng đến đâu trả tiền đến đó. Với cách tính PAYG dữ liệu sử dụng và chi phí của tài nguyên được chốt hàng giờ.
Tại Việt Nam một số nhà cung cấp như Bizfly Cloud cũng đang áp dụng cách tính này, cho phép khách hàng lựa chọn các mức tài nguyên theo nhu cầu ngay trên giao diện quản trị để xác định được ngân sách trả trước cho tháng đó thay vì phải mua theo gói cố định. Khi tài nguyên được chốt theo giờ thì những phần tài nguyên không dùng hết do resize (giảm cấu hình sử dụng nhỏ hơn chẳng hạn) sẽ được hoàn trả lại vào cuối tháng, tối ưu chi phí sử dụng tới từng giờ, loại bỏ hoàn toàn những băn khoăn về tài nguyên không dùng hết.
Với những ghi nhận về nhu cầu sử dụng thực tế từ người dùng, Bizfly Cloud hiện nay còn phát triển thêm hình thức tính phí on demand cho những nhu cầu sử dụng ngắn, tắt bật server liên tục. Với hình thức này, người dùng sử dụng ngắn ngày sẽ không phải ứng trước một khoản tiền quá lớn cho chi phí cả tháng mà chỉ cần duy trì một mức ngân sách 3 ngày nhỏ gọn.
Ví dụ, một doanh nghiệp có lịch trình sử dụng cụ thể, họ chạy một số server trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày, nhưng hết khoảng thời gian đó họ hoàn toàn có thể tắt những server đó đi, thay vì vẫn chạy liên tục như trước kia. Nhờ vậy mà tiết kiệm tối ưu chi phí hơn nữa cho khách hàng sử dụng, đồng thời hỗ trợ các nhu cầu sử dụng vô cùng linh hoạt.
Ưu đãi 3 tháng miễn phí Bizfly Cloud: https://bizflycloud.vn/cloud-server
Bích Đào
" alt=""/>Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí hạ tầng công nghệ